Tìm hiểu về thế lực Khách trú ở Nam kỳ thế kỉ XX trong một tác phẩm của Đào Trinh Nhất

Kết quả hình ảnh cho thế lực khách trú và vấn đề di dân vào nam kỳ bìa sau

Trong lịch sử hơn hai ngàn bảy trăm năm của Việt Nam, có lẽ, không có một dân tộc nào có nhiều mối liên hệ, hiềm khích, duyên nợ với chúng ta hơn Trung Quốc. Từ một ngàn năm Bắc thuộc cho đến những người Hoa kiều đến sinh sống, lập nghiệp và làm ăn ở miền Nam vào thế kỉ 20, không sai chút nào nếu có ai đó nói rằng Trung Quốc, người Hoa hay văn hóa Trung Hoa đóng một vai trò quan trọng trong chiều dài lịch sử dân tộc ta.

“Lịch sử sự đọc vẫn chưa quên, ở vào thời điểm “Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ” xuất hiện, đã từng gây nên một “best-seller lộn kèo”, sách vừa ra đến tiệm thì các nhóm Khách trú đã thuê sẵn người, mua vét cho kỳ hết mà đem đốt,. Một phản ứng dội ngược, quyết liệt mang tính tự vệ tiêu cực của kẻ bị đánh trúng điểm yếu huyệt, thay vì phản biện ại bằng một công trình khoa học mang tính đối thoại, thì những người Hoa, một cách quen thuộc, lại sử dụng “chiêu trò” sức mạnh đồng tiền và khủng bố để bôi xóa sự thật.”

Đây là lời giới thiệu nằm sau cuốn sách khảo cứu lịch sử – xã hội “Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ” của tác giả Đào Trinh Nhất đã khiến tôi bị ấn tượng mạnh và tò mò để rồi đọc nó. Đào Trinh Nhất là một nhà văn và nhà báo xã hội nổi tiếng ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ 20, ngòi bút của ông sắc bén, tư duy tiến bộ với những nhận định đi trước thời đại khiến cho những tác phẩm của ông luôn có sức hút lớn đối với người đọc, đặc biệt là người đọc ở thế hệ sau.

Cuốn sách được chia ra thành hai phần, phần đầu là nhận định của tác giả về thế lực của người Hoa ở Nam kỳ, và từ những nhận định đó, tác giả đưa ra những lý do tại sao phải di dân vào Nam kỳ và những khuyến nghị cho chính phủ để giải quyết vấn đề di dân vào Nam kỳ sao cho vừa có lợi cho người dân lại vừa có lợi cho chính phủ. Continue reading “Tìm hiểu về thế lực Khách trú ở Nam kỳ thế kỉ XX trong một tác phẩm của Đào Trinh Nhất”

Thiện, Ác và Smartphone – Đâu là ranh giới giữa nhân tính và phi nhân tính.

Kết quả hình ảnh cho thiện ác và smartphone sách

Đọc “Thiện, Ác và Smartphone” của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là một trải nghiệm hoàn toàn khiến tôi bàng hoàng và sửng sốt. Sửng sốt trước những kiến thức mà tác giả đưa vào và bàng hoàng trước sự thật tàn nhẫn và phũ phàng đang quật thẳng vào mình về cách cư xử của bản thân bấy lâu nay. “Thiện, Ác và Smartphone” mang đến một cái nhìn đa chiều về những sự kiện đang diễn ra hàng ngày trong đời sống hiện đại của chúng ta ngày nay, phân tích chúng với sự nhạy bén của một tư duy sắc sảo và thông tuệ. Tác giả đưa vào cuốn sách một trong những vấn đề nhức nhối nhất của thời đại công nghệ số – vấn đề lăng nhục công cộng. Bằng việc cho độc giả thấy chiều dài lịch sử của vấn đề, đưa ra nguyên nhân của vấn đề, sử dụng các luận điểm và dẫn chứng đầy thuyết phục, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang đã vẽ cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về xã hội hiện đại chúng ta sống đang đứng trên bờ vực của sự ác hóa. Có những cách cư xử giữa người với người mà xưa kia chúng ta vẫn nghĩ nó là chuẩn mực, là đạo đức, thì giờ, với những bằng chứng xác đáng, tác giả đã lật lên sự thật xấu xí và phi nhân tính đằng sau cái vỏ bọc đạo đức ta vẫn khoác lên trên những hành vi của chúng ta và rồi sau đó sẽ dùng nó để tự ru ngủ bản thân rằng mình vẫn còn lương tâm và nhân tính. Nhưng kì thực không phải thế!

Tôi đặc biệt ấn tượng với bài viết  “Xét xử lưu động: Show diễn của công lý”, đọc đến đây tôi mới giật mình nhận ra những nghịch lý mà bấy lâu nay chúng ta vẫn cứ nghiễm nhiên coi là bình thường dù cho rõ ràng về bản chất nó là thứ phi nhân tính, và dù trên đời này tồn tại bao nhiêu loại đạo đức thì chắc chắn thứ ấy không nằm trong bất cứ loại đạo đức nào. Việc xét xử một người trước thanh thiên bạch nhật kì thực không đem lại lợi ích như các nhà lập pháp và hành pháp mong mỏi – rằng có thể giáo dục pháp luật và răn đe người dân – mà thậm chí nó còn khoét sâu thêm ý niệm của cái ác khi con người ta thỏa mãn một cách hết sức kệch cỡm trên việc đem nhân phẩm của một con người ra vầy vò giữa thanh thiên bạch nhật chỉ để thỏa mãn cái khao khát trừng phạt của đám đông và làm mỏng thêm cái lằn ranh giữa thiện và ác. Đồng thời, chính việc xét xử lưu động cũng phần nào đã trao cho đám đông quyền được lăng mạ và xỉ nhục người đang đứng trước vành móng ngựa bất chấp phán quyết về sau như thế nào, có đôi khi sự căm phẫn xuất phát từ nỗi đau khiến con người ta mù quáng và mất đi lý trí để phân biệt giữa cái đúng và cái sai, và từ đó, khi đám đông dần dần mất đi khả năng phân định đúng – sai, cái sai thành đúng và cái đúng sẽ thành sai, lúc này bản thân lý trí của từng người trong đám đông nếu không mạnh mẽ thì lập tức sẽ bị mâu thuẫn giữa tiêu chuẩn của đám đông và tư duy của chính mình, và đám đông từ đó tự cho mình quyền được lăng nhục, xúc phạm người khác, sự bùng nổ của internet và các loại hình công nghệ cao chỉ càng khiến điều đó trở nên thêm tồi tệ.

Tuy nhiên, cuốn sách này không phải là một cuộc “đấu tố” công khai mà là một tác phẩm khoa học xã hội thường thức, mà ở đó tác giả ngoài việc phân tích thực trạng, nguyên nhân với những dẫn chứng được tìm tòi một cách công phu, còn đưa cho chúng ta giải pháp hết sức nhân văn và đầy tình người, giải pháp sẽ khiến xã hội chúng ta sống trở nên nhân văn và tử tế hơn rất nhiều. Continue reading “Thiện, Ác và Smartphone – Đâu là ranh giới giữa nhân tính và phi nhân tính.”