TIẾNG NÓI TRONG VĂN HỌC PHÁP: CỦA RIÊNG BÀ

Lời người dịch: Nhân dịp Annie Ernaux được trao Nobel Văn Chương 2022 làm nức lòng người hâm mộ khắp nơi, thân là một người hâm mộ bé nhỏ của bà, tôi đã dịch nhanh một bài phỏng vấn của Annie Ernaux cho tờ The New York Times vào đợt Pháp bị phong tỏa do Covid-19 năm 2020. Một phỏng vấn giúp ta nhìn tổng quan về Ernaux và văn chương của bà.

Mời đọc bản gốc tại ĐÂY.

Từ thập niên 1970, Annie Ernaux đã dốc ký ức cả đời mình vào những tác phẩm mang đậm tính cá nhân. Giờ đây, độc giả nói tiếng Anh đang dần tiếp cận.

Annie Ernaux trong vườn của bà tại Cergy Pontoise, ngoại ô Paris. Cuốn sách mới nhất của bà, “Hồi Ức Một Cô Gái” sẽ được phát hành tại Mỹ trong tuần này. Isabelle Eshraghi chụp cho The New York Times

Vào một buổi chiều gần đây, qua điện thoại, từ ngôi nhà ở ngoại ô của mình, nhà văn Pháp Annie Ernaux đã mô tả phòng khách của bà. “Tôi đang ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹ. Từ khung cửa sổ hướng ra phía Nam, tôi có thể nhìn thấy bầu trời, một vài đám mây, và một cái cây ở bên trái,” bà nói, lựa chọn những chi tiết với sự dễ dàng từ một bậc thầy ký ức. “Đó là một nơi rất yên tĩnh. Thậm chí còn yên tĩnh hơn vào lúc này.”

Nước Pháp mới bước vào một đợt phong tỏa nghiêm ngặt do virus corona, và Annie Ernaux, 79 tuổi, không thể gặp mặt trực tiếp cho cuộc phỏng vấn. Nhưng thật dễ dàng mường tượng ra bà và ngôi nhà của bà trông như thế này từ những tác phẩm đậm tính cá nhân của bà: Bà đã dốc cả cuộc đời mình vào chúng.

Từ thập niên 1970, Annie Ernaux đã chiếm một vị trí đặc biệt trong ngôi đền văn chương Pháp vì khả năng không chỉ khơi gợi những ký ức cá nhân, mà còn thể hiện cách thức đầy tinh tế mà chúng tương tác với trải nghiệm đại chúng.

Cuốn sách đầu tiên của bà, “Quét Sạch” (Cleaned Out), ra đời năm 1974, là tường thuật mạnh mẽ của bà về tuổi thơ thuộc tầng lớp lao động ở Normandy, và cuộc phá thai chui mà bà đã trải qua. Tác phẩm được xuất bản một thời gian ngắn trước khi thủ thuật này được hợp pháp hóa tại Pháp. Trong khi những tác phẩm của bà ở thời kỳ đầu tương đối tiểu thuyết hóa, bà tập trung vào thể loại hồi ký từ thập niên 1980, viết về cuộc hôn nhân bất hạnh, sự suy sụp của người mẹ vì bệnh Alzheimer, trải nghiệm của chính bà với căn bệnh ung thư, cũng nhưu những cuộc tình đầy đam mê ở tuổi trung niên.

Dù cho Ernaux được tán dương từ lâu tại Pháp, bà vẫn ít được biết đến tại các nước nói tiếng Anh cho đến năm ngoái, khi một trong những cuốn tự họa gần nhất của bà được xuất bản, “Những Năm” (The Years), và được liệt vào chung khảo Giải thưởng Booker Quốc Tế. Giờ đây, độc giả Anh ngữ đang khám phá những tác phẩm trước của bà, và cuốn sách gần đây nhất, “Hồi Ức Một Cô Gái” (A Girl’s Story) sẽ được xuất bản tại Mỹ tuần này.

“Hồi Ức Một Cô Gái” bản tiếng Anh xuất bản bởi Seven Stories Press.

“Hồi Ức Một Cô Gái” là mảnh ghép còn thiếu trong bộ xếp hình tiểu sử Annie Ernaux. Ở đó, bà tìm đường trở lại mùa hè năm 1958 và trải nghiệm tình dục đầu đời của mình – một sự kiện để lại sang chấn, đã bị bỏ ngỏ ở những cuốn sách trước, khiến bà rơi vào trầm cảm và gây ra chứng rối loạn ăn uống.

Ernaux nói rằng phải mất gần sáu thập kỷ để bà bước ra khỏi sự kiện đó “bởi vì nó thật phức tạp. Nếu đó là một vụ cưỡng hiếp, có lẽ tôi đã có thể nói về nó trước đây, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ về nó như thế.” Thay vào đó, tác phẩm của bà nương vào vùng xám về đồng thuận tình dục, ở thời mà khái niệm đó còn chưa được dạy hay thảo luận.

“Người đàn ông đó lớn tuổi hơn – điều đó quan trọng với tôi – và tôi thỏa hiệp, vậy nên có thể nói rằng, vì thiếu hiểu biết,” Ernaux bày tỏ. “Tôi thậm chí còn chẳng nhớ mình đã nói ‘Không’”.

Sau những sự kiện mùa hè năm đó, Ernaux mất thêm một thập kỷ rưỡi để tìm thấy tiếng nói của mình. Những ảnh hưởng đầu tiên của bà, từ Simone de Beauvoirs đến biến động xã hội vào tháng 5/1968, đã được thu vào những hình ảnh đầy sống động trong “Những Năm”, thứ đã dệt nên gần 70 năm tự truyện và lịch sử.

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà, viết thời đại học, bị nhiều nhà xuất bản từ chối vì “quá tham vọng”, bà kể. Khi bà bắt đầu viết trở lại vào thập niên 1970, bà đang là một giáo viên tiếng Pháp và một người mẹ của hai đứa con, mới làm quen với nhà xã hội Pierre Bourdieu và lý thuyết tái sản xuất xã hội của ông.

Sự nhấn mạnh của Bourdieu vào cách thức hệ thống giáo dục loại trừ trẻ em ở tầng lớp lao động đã mang đến cho Ernaux một nhận thức: Bỗng nhiên, nỗi xấu hổ mà bà từng cảm thấy khi là một sinh viên nhận học bổng, với hoàn cảnh khác xa với các bạn đồng trang lứa trở nên hợp lý.

Bà viết “Quét Sạch” mà không kể với ai. “Chồng tôi đã trêu chọc tôi sau bản thảo đầu tiên. Tôi giả vờ đang làm luận văn Tiến sỹ vào những lúc một mình,” bà kể lại. Khi cuốn sách được chọn bởi một nhà xuất bản danh tiếng, Gallimard, chồng bà Philippe đã buồn phiền, Ernaux kể: “Anh ấy nói với tôi: Nếu em có thể viết một cuốn sách bí mật, vậy thì em cũng có thể lừa dối anh.” Trong cuốn sách thứ ba, “Người Phụ Nữ Băng Giá” (A Frozen Woman), cuốn sách khám phá những cảm xúc mâu thuẫn của nhà văn trong vai trò một người vợ và người mẹ, chuyện ly hôn xuất hiện.

Ernaux nói lựa chọn không tái hôn đã mang đến tự do cho bà. “Tôi sống với đàn ông một thời gian, nhưng nhanh chóng, tôi sẽ cảm thấy mệt mỏi. Tôi hình dung nó như việc bị phong tỏa với ai đó vào lúc này – một cơn ác mộng”, bà nói và cười.

Vào đầu thập niên 1990, bà gây choáng váng nhiều người ở Pháp với “Đam Mê Giản Đơn” (A Simple Passion), tường thuật về cuộc tình của bà với một nhà ngoại giao nước ngoài đã có gia đình, để khám phá khát khao trong sự giải phóng, chi tiết gợi cảm bất tuân đạo đức. Nhờ đó, Ernaux dừng bất cứ sự giả tạo giả tưởng nào, và cuốn sách bán được 200,000 bản trong vòng hai tháng, đã nhận thấy những lời chỉ trích nanh nọc từ những người thủ cựu trong xã hội.

Bất chấp điều đó, nhiều độc giả thấy bản thân mình trong “Đam Mê Giản Đơn”, và Ernaux ngập lụt trong thư từ, bà kể lại. “Đàn ông và đàn bà giãi bày với tôi, nói rằng họ ước gì họ viết cuốn sách đó,” bà thêm vào. (Một bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết, đạo diễn bởi Danielle Arbid, sẽ phát hành tại Pháp vào cuối năm nay.)

. “Thẳng thắn mà nói, tôi thà chết bây giờ còn hơn mất đi mọi điều tôi đã từng thấy và nghe,” Annie Ernaux bày tỏ. Isabelle Eshraghi chụp cho The New York Times

Nhà xã hội học, tiểu thuyết gia Chirstine Détrez, giáo sư tại Đại học Sư phạm Lyon, nói trong một cuộc phỏng vấn điện thoại rằng tác phẩm của Ernaux “loại bỏ đặc tả” các trải nghiệm của phụ nữ. “Bạn sợ công nhận bản thân, bởi vì sau đó bạn sẽ phải vẽ ra đoạn kết cho chính mình, nhưng bạn vẫn làm”, cô nói, bổ sung thêm rằng ảnh hưởng của Ernaux lên cuộc sống của phụ nữ pháp có thể sánh bằng ảnh hưởng của Beauvoir đến các thế hệ trước. Giáo sư Détrez cũng nói thêm, “Nó có ích, bởi vì như vậy có nghĩa là những gì bạn trải nghiệm là kết quả của một điều kiện chung.”

Điều này rất rõ ràng từ phản ứng của khán giả trong suốt buổi đọc cộng đồng cuốn “Hồi Ức Một Cô Gái” tạp rạp Comédie-Française tôn nghiêm ở Paris hồi đầu tháng Ba. Khi nữ diễn viên Dominique Blance cất tiếng, những tiếng rì rầm tán dương và tiếng cười khúc khích chào đón từng chi tiết đã tái hiện một thời kỳ đã mất từ rất lâu trước: sự đột phá của băng vệ sinh dùng một lần, một loại bánh quy nổi tiếng thời đó. Với những phụ nữ thuộc thế hệ Ernaux, họ là những miếng bánh madeliene của Proust.

Hôm đó Ernaux đã ngồi ở vị trí khán giả, nhưng bà thường thích tránh xa khỏi văn đàn Paris. Thay vào đó, bà ngày càng trở nên bộc trực trong các buổi phỏng vấn hay các tiểu luận về các vấn đề xã hội và chính trị. Bà thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với phong trào #MeToo, còn khó khăn để đạt được sự chú ý trong giới văn nghệ Pháp, cũng như phòng trào Áo Vàng đã làm rung chuyển cả đất nước vào năm ngoái. “Tôi đến từ nhóm người có thể được xếp vào những người Áo Vàng”, Ernaux nói.

Sự chú ý của bà đối với các cấu trúc thống trị xã hội đã dọn đường tại Pháp cho các nhà văn như  Édouard Louis, 27 tuổi, người đã gây chú ý với “Kết Cục Của Eddy” (The End of Eddy) – tiểu thuyết lấy cảm hứng từ chính sự trưởng thành từ tầng lớp lao động của anh. “Với tôi, nó là một sự bùng nổ”, Louis nói trong lần trao đổi đầu tiên với Ernaux, qua một cuộc phỏng vấn trên điện thoại: “Tôi thấy mình được đại diện.” Anh cũng thêm vào rằng Ernaux đã khiến anh “nhận ra tự truyện có thể phá hủy đến mức nào.”

Dầu vậy, khi chính trị hay các sang chấn cá nhân xuất hiện trong cuộc điện với Ernaux, không hề có chút dấu hiệu nào của sự phẫn nộ trong giọng bà. Bà trực tính nhưng có thể đo lường một cách ấn tượng; ngay cả trong “Hồi Ức Một Cô Gái”, khi loại bỏ được tổn thương mà bà đã trải qua vào năm 1958 dẫn đến một cảm thức bình yên.

Dường như, nỗi sợ duy nhất của Ernaux là mất đi khả năng nhìn sâu vào bên trong và tái hiện quá khứ, sau khi thấy những ký ức của mẹ mình dần phai nhòa vào thập niên 1980. “Thẳng thắn mà nói, tôi thà chết bây giờ còn hơn mất đi mọi điều tôi đã từng thấy và nghe,” bà bày tỏ. “Với tôi, ký ức là vô tận.”

Thời niên thiếu của anh và em – Cửu Nguyệt Hi

Quan hệ cộng sinh là quan hệ của hai loài sinh vật sống dựa vào nhau, đôi bên cùng có lợi, thiếu nhau thì sự sinh tồn sẽ chịu ảnh hưởng cực lớn, thậm chí chết.

Câu mở đầu của truyện dài Thời niên thiếu của anh và em của Cửu Nguyệt Hi cũng là lời mô tả chính xác nhất cho mối quan hệ của Trần Niệm và Bắc Dã trong truyện. Thời niên thiếu của anh và em là câu chuyện về Trần Niệm, cô nữ sinh cuối cấp, nhà nghèo, người mẹ đi làm ăn xa biền biệt, cô chỉ có một ước mong duy nhất là đến Bắc Kinh học Đại học để thoát khỏi trường Trung học, thoát khỏi sự bắt nạt ở trường. Vì lẽ đó, Trần Niệm học rất giỏi, cô vùi đầu vào học tập. Bỗng một ngày, bầu không khí hăng hái học tập xen lẫn căng thẳng của những cô, cậu học trò cuối cấp bị phá vỡ khi cô nữ sinh Hồ Tiểu Điệp nhảy lầu tự sát, nhiều lời đồn đoán rằng cái chết của Hồ Tiểu Điệp là do thời gian bị bắt nạt kéo dài ở trường học. Trần Niệm là người cuối cùng gặp Tiểu Điệp nên ai cũng muốn moi móc thông tin từ cô, cảnh sát cũng đến tìm cô. Từ đầu đến cuối, Trần Niệm đều từ chối trả lời, cô chỉ muốn yên ổn chờ qua kỳ thi để được rời khỏi ngôi trường này, vùng đất này cho đến khi cô nói ra sự thật vì một lời hứa hẹn của người bạn học, và đặt niềm tin một lần vào anh cảnh sát Trịnh Dịch. Trần Niệm trở thành đối tượng bị bắt nạt tiếp theo, bị trả thù, bị đánh, bị làm nhục. Trong những ngày tháng ngặt nghèo đó, cô gặp Bắc Dã khi cậu đang bị bắt nạt, cô định gọi cảnh sát nhưng lại bị mấy tên côn đồ bắt được, chúng trấn lột tiền của cô và bắt cô hôn Bắc Dã rồi mới tha cho cậu. Rồi Bắc Dã trở thành người bảo vệ của Trần Niệm, trở thành ánh sáng và người cô tin tưởng nhất trong cuộc đời. Hai đứa trẻ giữa nghiệt ngã của cuộc đời, nương tựa vào nhau mà sống, bấu víu vào nhau mà tin tưởng, đem sự tồn tại của đối phương trở thành phần cốt yếu nhất trong sinh mệnh của mình.

Thời niên thiếu của anh và em khác với mô-tuýp của một câu chuyện thanh xuân vườn trường thông thường. Câu chuyện của Trần Niệm và Bắc Dã, cùng với những nhân vật trong này, chứa đựng đầy những điểm đem, đầy những góc tối của xã hội. Đây là một câu chuyện về những đứa trẻ bị xã hội và thể chế bỏ quên, chúng mất niềm tin vào người lớn, mất niềm tin vào sự bảo vệ của xã hội đáng ra phải đặt lợi ích của chúng lên hàng đầu, nhưng lại tìm thấy niềm hy vọng nơi những người đồng cảnh ngộ với mình.

Ở ngôi trường Trung học trọng điểm, tất cả những gì thầy cô quan tâm là thành tích thi tốt nghiệp của bọn trẻ. Chuyện bạn bè bắt nạt sẽ được coi như chuyện cãi nhau tầm phào, thầy giáo muốn bảo vệ học trò của mình nhưng cũng chỉ có giới hạn, không ai quan tâm hơn, không ai đi sâu hơn. Chuyện gì cũng không quan trọng bằng một kỳ thi, bằng thành tích của nhà trường. Một đứa trẻ nói ra nó bị bắt nạt, sẽ không ai tin, hoặc có tin cũng sẽ coi như chuyện cãi vã thông thường, không ai đứng về phía nó, bảo vệ nó. Người lớn luôn coi chuyện của trẻ con là những chuyện chẳng hề quan trọng.

Ở người cảnh sát trẻ Trịnh Dịch, anh có tài năng, có sự kiên định, đức độ của một người thi hành pháp luật nhưng anh lại quá tự tin vào chính mình, dẫn đến dễ dàng hứa hẹn. Anh đi cùng Trần Niệm để bảo vệ cô, nhưng rồi vẫn không khống chế được sự bận rộn của Cục Cảnh sát, của việc vây bắt những tên tội phạm khác. Cả Cục Cảnh sát cũng không ai đủ quan tâm để lưu ý đến những đứa thiếu niên bắt nạt trong trường học và những thiếu niên bị bắt nạt.

Cả xã hội đó, không ai là người xấu, nhưng cũng không ai là người tốt. Một chút coi nhẹ, một chút thờ ơ, một chút suy nghĩ giản đơn, một lời hứa dễ dàng nói ra, tất cả đều góp phần vào sự hủy hoại niềm tin của một cô bé.

Trịnh Dịch luôn lặp đi lặp lại với Trần Niệm rằng “Có việc gì thì tìm anh”, cũng từng hỏi Trần Niệm khi xảy ra chuyện rằng “Tại sao không gọi cho anh”. Nhưng anh không hiểu, với những đứa trẻ như Trần Niệm và Bắc Dã, niềm tin của chúng được xây dựng nên vốn xa xỉ, đã mất đi một lần thì sẽ không bao giờ có lại được nữa. Trịnh Dịch là người tốt, nhưng anh không thể bảo vệ Trần Niệm như Bắc Dã, không thể đặt hết tâm tư lên một người như Bắc Dã, cũng không thể vì một người mà chu toàn cẩn trọng suy tính và sắp đặt như Bắc Dã, thậm chí là hy sinh tự do cả đời của mình. Mối quan hệ của Bắc Dã và Trần Niệm giống như đoạn văn vang lên ở điểm đầu tiên của câu chuyện cũng như hiển hiện xuyên suốt câu chuyện, đó là một mối quan hệ cộng sinh mà nếu như thiếu đi một người thì người kia sẽ chịu ảnh hưởng cực lớn, thậm chí có thể chết.

Cách viết của Cửu Nguyệt Hi khiến mạch truyện trôi đi tuần tự, không nhanh không chậm, những nỗi đau bị bắt nạt, bị làm nhục, bị lãng quên của Trần Niệm dường như nhẹ đi khi có Bắc Dã ở đó. Nhưng bên dưới những nhẹ nhõm, thanh thản ấy vẫn luôn phảng phất nỗi lo sợ, run rẩy, nghi ngờ với con người và với cuộc đời. Cách viết khắc họa sâu sắc sự quan trọng của Bắc Dã với Trần Niệm, mỗi khi hai đứa trẻ ở bên nhau, thế giới này mới an toàn, mới bình lặng. Mỗi khi không thấy Bắc Dã, mọi thứ đều trở nên mơ hồ, bất an. Nửa đầu câu chuyện, người đọc có thể không cảm thấy đây là một câu chuyện có gì đặc biệt lắm. Nhưng ở nửa sau, khi những lớp lang, những bức màn dần được hé ra, cách viết của tác giả cũng chắc tay hơn, người đọc bỗng ngạc nhiên, lặng đi trước sự dụng tâm suy tính của Bắc Dã, ta chợt tự hỏi từ bao giờ sự tồn tại của Bắc Dã lại trở thành thiết yếu với Trần Niệm đến như thế. Ở nửa cuối này, ta thông cảm hơn cho Trịnh Dịch, cho thiết chế nhưng đồng thời cũng cảm thấy khó tha thứ cho những người này, bởi nếu họ làm đúng nhiệm vụ của mình ngay từ đầu, quan tâm ngay từ đầu thì đã bớt đi một đứa trẻ phải đau khổ. Sự đan cài những hình ảnh biểu tượng như “sinh vật cộng sinh” để gợi liên tưởng đến mạch truyện chính luôn là đặc sản trong văn chương Trung Quốc và ở truyện dài của Cửu Nguyệt Hi ta cũng thấy rõ điều này.

Thời niên thiếu của anh và em không thể nói là một tác phẩm xuất sắc về mặt văn chương, già nửa đầu câu chuyện cách viết, cách mô tả cũng như cách gợi liên tưởng của tác giả vẫn còn tương đối non tay. Tuy nhiên, ở nửa sau, khi mọi thứ được vén mở, tác giả cũng đã viết chắc tay hơn, nội dung thể hiện sự hiểu biết của tác giả về tâm lý học cùng với một vài vấn đề pháp luật giúp cho câu chuyện trở nên trọn vẹn hơn và mang đến những lý giải hợp lý cho những tình tiết trước đó. Đây là một câu chuyện nên đọc vì cách lựa chọn đề tài và khai triển của nó, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố khác để có thể nói là một tác phẩm văn chương xuất sắc.

Lợi ích của việc giữ sách trong nhà và nó chẳng liên quan gì đến “niềm vui” cả

“Tối giản” (minimalism) đang là một từ được nhắc đến nhiều nhất ở khắp mọi nơi, từ truyền thông, mạng xã hội, cho đến báo chí, từ người nổi tiếng, các blogger, cho đến những người bình thường, dường như cả thế giới đang phát cuồng vì Konmari và những lý thuyết về sắp xếp đồ đạc, tối giản của Marie Kondo. Điển hình là vừa rồi Netflix – một trang phim nổi tiếng, đã sản xuất hẳn một chương trình riêng của Marie Kondo về việc sắp xếp, tối giản đồ đạc. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với Marie Kondo trong việc vứt bỏ hết đồ đạc “không mang lại niềm vui” cho mình đi.  

Dưới đây là một bài viết tôi bắt gặp trên The Guardian, và quyết định dịch bàn phản biện lý thuyết của Kondo ra, đây là một góc nhìn thú vị để cho các bạn tham khảo và phản biện. 


Photograph: mattjeacock/Getty Images

Vị quân sư nổi tiếng về việc dọn dẹp Marie Kondo khuyên chúng ta nên bỏ đi những cuốn sách mà chúng ta không cảm thấy vui vẻ với nó. Nhưng một thư viện cá nhân có nhiều chức năng hơn việc chỉ mang lại cảm xúc ấm áp, thoải mái.

Chương trình truyền hình mới nhất của vị quân sư ngăn nắp và quyến rũ Marie Kondo đang được trình chiếu trên Netflix và trong khi chúng ta đang ngây ngất với những âm hưởng dân gian trong chương trình của cô, thì tuần trước, tôi đã viết một đoạn tweet hoàn toàn phản bác lý thuyết của Kondo. Có một thời gian, tôi rất chú ý đến “Phương pháp Konmari” của Kondo để áp dụng vào các hoạt động thường ngày như gấp áo phông, tuy nhiên cô đã sai lầm khi nói rằng chúng ta cần phải bỏ đi những cuốn sách khiến chúng ta không vui vẻ.

Trong hơn 25000 đoạn tweet phản hồi tôi, có 65% đồng ý với tôi, 20% không đồng ý, và 3% nghĩ rằng chúng ta đang đấu lại một đội bóng và 5% cho rằng Kondo có nhiều sắc thái hơn những gì mà tôi đưa ra. Phần còn lại thì nói rằng tôi là một mụ đàn bà luộm thuộm nhạt thếch. Nhưng để đảm bảo rằng mụ đàn bà luộm thuộm nhạt thếch này sẽ không nghe theo lời khuyên của Kondo, để giữ lại những cuốn sách của mình và xem xem liệu chúng có mang đến niềm vui không. Nếu những cuốn tiểu thuyết của tôi đủ thú vị để được liếc qua, thì tôi sẽ rất quan ngại nếu Martin John lại khơi gợi niềm vui trong bất cứ ai ngoài những kẻ tội phạm tình dục hay một chuyên viên tâm lý pháp y.

Trong một video, Kondo giúp một người phụ nữ bỏ những cuốn sách của bà đi bằng việc “đánh thức chúng”. Chắc chắc rằng cách duy nhất để đánh thức bất cứ cuốn sách nào là mở chúng ra và đọc chúng, chứ không phải chạm vào chúng bằng đũa thần của bà tiên – nhưng đây là một vấn đề hoàn toàn vớ vẩn mà chúng ta mắc phải. Khi những cuốn sách được phân loại ra thành những cuốn được giữ lại và những cuốn bỏ đi, Marie và người phụ nữ kia cảm ơn những cuốn sách vì đã phục vụ họ.

Thước đo đơn giản là “mang lại niềm vui” là một thứ cực kì có vấn đề khi áp dụng vào sách. Định nghĩa niềm vui (theo mấy kẻ lậm Konmari trên Twitter vẫn thường chửi mắng tôi) là: “Cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc, thứ mang lại hạnh phúc, thành công, hoặc sự thỏa mãn.” Đây là một thứ quan điểm hết sức lố bịch về sách. Văn học không chỉ tồn tại để mang đến cảm xúc hạnh phúc hoặc làm chúng ta nguôi ngoai bằng sự thỏa mãn nó mang lại; mà nghệ thuật là thứ đầy thử thách và khiến chúng ta phải xao xuyến, lo lắng.

Chúng ta sống trong một thời đại điên rồ, ám ảnh bởi các mục tiêu, và thời vụ. Tất cả mọi thứ diễn ra đều phải có một mục đích, mục tiêu, hay một điểm đến nào đó, hoặc nó là thứ bỏ đi, vớ vẩn. Nhưng nghệ thuật thì chẳng quan tâm quái gì về cái đồng hồ Apple của bạn, mục tiêu tập thể tục, lối sống chủ động, hướng đi đúng đắn, sự nghiệp, và việc từ bỏ những thói quen xấu. Nghệ thuật hàm chứa nhiều điều hơn những cuốn sách in trong mắt Kondo. Nghệ thuật mang những khái niệm riêng và những khoảng thời gian không sắp đặt.

Đối với việc loại bỏ những cuốn sách chưa đọc, điều này chắc chắn không hề có liên hệ gì đến tác dụng của văn học. (Trừ khi là sách self-help hay sách dạy chơi gôn, trong trường hợp đó thì cứ quăng thoải mái đi). Dần dà, thành công chính là việc đọc những cuốn sách bạn chưa đọc, hoặc ít nhất là giữ chúng lâu hết mức có thể để chúng có cơ hội thỏa mãn bạn, làm bạn khó chịu, hoặc làm bạn phát điên lên. Những cuốn sách chưa đọc chính là những cuốn sách bạn có thể đọc trong tương lai, chứ không phải là sự thất bại trong việc đọc.

Trong một tập phim trên Netflix, Kondo giúp hai nhà văn nam dọn dẹp căn nhà của họ. Khi đến những cuốn sách, lời khuyên của cô ta trở nên ác nghiệt. “Sách phản ánh tư duy và giá trị của chúng ta,” Kondo nói với người xem, “Liệu những cuốn sách này có giúp cuộc sống của bạn tiến bộ không?”

Sách không phản ánh tư duy và giá trị của chúng ta, bởi vì thường thì nó phản ánh tư duy của người khác, dù là Lolita, Bà Dalloway, hay Snoopy. Hầu hết chúng ta không giống Adolf Hitler, nhưng chúng ta đều có thể sở hữu một hai cuốn sách về Thế chiến II. Còn câu hỏi về liệu sách có giúp cuộc đời của chúng ta tiến bộ không đòi hỏi khả năng ngoại cảm mà tôi thì lại không có. Bộ sưu tập sách của của chúng ta ghi lại sự rộng mở, đa dạng, thoái trào, sự khủng bố, và những khả năng chưa được khám phá trong quá trình đọc của chúng ta. Đó là lý do tại sao, khi bước vào không gian sống của chúng ta, mọi người thường lập tức khám phá, ngắm nghía những giá sách của chúng ta chứ không lục lọi tủ đựng dao kéo hay ngăn đựng tất.

Tôi đọc nhiều cách, từ ebook đến sách nói, và không bao giờ quyên góp hay chia sẻ sách. Nhưng tôi cũng không thể nào tưởng tượng nổi bộ sưu tập sách giấy của tôi sẽ thiếu vắng đến thế nào nếu như phải bỏ đi những cuốn sách không mang lại niềm vui. (Tạm biệt Jelinek, Bernhard và Kafka, và xin chào những cuốn sách in ảnh bàn chân hà mã.) Khi tôi nhìn lên giá sách của mình, mới kinh ngạc làm sao khi nhận ra sự đa dạng của những cuốn sách được xếp cạnh nhau. Một vài cuốn sách nằm ở đó chỉ vì tính lay động mạnh mẽ của chỉ một dòng hay một đoạn văn. Một số là những món quà, một số khác được tôi tìm thấy khi chúng bị vứt bỏ trên phố. Nhưng mỗi cuốn sách tôi mua đều là biểu hiện của niềm tin mà tôi dành cho tác giả đã viết ra nó. Tác giả chẳng là gì nếu không có đọc giả. Thay vì nghe theo nguyên tắc của Kondo, tôi muốn đề xuất một nguyên tắc khác: Mỗi một không gian sống nhất thiết phải có những chiếc giá sách. (Và một cái võng).

theo Anakana Schofield| www.theguardian.com

dịch lenainthebookishland

[Suối Nguồn] Sự khác biệt giữa “egotist” và “egoist”

Cảm ơn bạn Q. của tôi đã cho tôi ý tưởng để tìm hiểu và viết, dịch bài viết này.

 

Kết quả hình ảnh cho the fountainhead
Nguồn: The Fountainhead cover/ 60th Anniversary Edition

(Do không kiếm được bìa của bản kỉ niệm 25 năm nên tôi đành phải thay thế bằng bìa sách kỉ niệm 60 năm)

Trong lời nói đầu ở bản kỉ niệm 25 năm xuất bản, khi được hỏi rằng liệu mình có muốn thay đổi bất cứ điều gì trong Suối Nguồn (The Fountainhead) không, Ayn Rand đã trả lời rằng bà không muốn thay đổi gì hết về tổng thể, chỉ trừ một lỗi sai rất nhỏ đó là đoạn Roark ở phòng xử án, bà muốn thay từ egotist thành egoist. Lý do của lỗi sai này là do bà đã dựa vào từ điển Oxford trong khi viết sách, và nghĩa của từ egotist tại thời điểm đó lại gần với khái niệm mà bà muốn thể hiện qua Roark hơn, nào ngờ từ điển lại định nghĩa không chính xác từ đó, mà egoist mới đúng là điều Rand muốn truyền tải.

Tôi cũng chưa thực sự hiểu hết sự khác nhau giữa hai từ egoist egotist, vì hai từ này thực ra quá dễ nhầm lẫn, nên đã google để tra xem sự khác nhau giữa chúng nó là gì, và tìm được 1 bài so sánh sự khác nhau giữa hai từ này trên www.differencebetween.net. Bên dưới là bản dịch toàn bài so sánh egoist egotist trên Difference Between.


Mặc dù hai từ egoist (vị kỷ) và egotist (tính tự cao tự đại) nhìn rất giống nhau, nhưng chúng lại có nghĩa khác nhau với những đặc điểm khác nhau.

Một kẻ tự cao tự đại (egotist) là người chỉ tập trung vào bản thân mình và chỉ thích nói về chính mình. Người này luôn nhìn nhận mọi chuyện cũng như cố lái mọi câu chuyện xoay quanh bản thân anh/ cô ta. Trong khi đó, một người vị kỷ (egoist) thì lại tin rằng bản thân tốt hơn và quan trọng hơn bất cứ ai.

Trong khi một egotist chỉ nói về chính mình, thậm chí còn nói quá nhiều, thì một egoist có khi còn chẳng thèm nói về bản thân mình bởi vì anh, cô ta cho rằng mình cao cấp[1] hơn hẳn những người khác.

Về tính cách, một egoist sẽ khôn ngoan hoặc xảo quyệt, tinh vi[2] hơn một egotist. Không giống egoist, một egotist sẽ cố gắng đoạt được những thứ anh, cô ta muốn bằng bất cứ giá nào, bất chấp thủ đoạn hay phương tiện. Đối với một egotist, không cần biết phương thức đó ngay thẳng hay lươn lẹo, miễn là đạt được mục đích của mình. Anh, cô ta sẽ cố gắng có được những thứ mình muốn bằng bất cứ cách nào có thể.

Egotist là kẻ khoa trương, đi khắp nơi rêu rao về bản thân mình cho dù việc đó sẽ gây cho anh, cô ta không ít rắc rối. Trong khi ngược lại, egoist không bao giờ khoa trương. Một egoist sẽ nói rất ít nếu anh, cô ta cho rằng việc đó sẽ gây bất lợi cho mình. Egotist không suy tính đến hậu quả, trong khi đó, egoist sẽ đánh giá tất cả lợi – hại của mọi hành động của mình.

Một khác biệt nữa là egoist sẽ vị kỷ[3] hơn một egotist rất nhiều. Mặc dù khoa trương, nhưng một egotist có thể sẽ lại không hề vị kỷ chút nào. Một egoist được coi là một người vị kỷ và một egotist là người coi bản thân mình là trung tâm.

Tóm lại:

  1. Một egoist được coi là người vị kỷ, còn một egotist là kẻ chỉ biết đến bản thân mình, coi mình là trung tâm.
  2. Một egotist chỉ thích nói về bản thân mình. Còn, một egoist tin rằng anh, cô ta tốt hơn và quan trọng bất cứ ai khác.
  3. Một egoist khôn ngoan và tinh vi hơn một
  4. Không giống egoist, egotist sẽ cố gắng để có được mọi thứ mình muốn bằng bất cứ giá nào, kể cả thủ đoạn xấu.
  5. Một egoist không thể khoa trương như

www.differencebetween.net


Cuối cùng, tôi có một lưu ý nhỏ thế này. Kể từ khi viết The Fountainhead và chứng kiến sự thành công vang dội của nó trong suốt bấy nhiêu năm, Ayn Rand vẫn luôn nói một vấn đề, đó là những từ ngữ bà sử dụng chỉ tiệm cận (closer) với các tư tưởng bà muốn truyền tải. Do đó, tôi cho rằng vẫn chưa có từ ngữ nào nói chính xác được tư tưởng mà Rand hướng tới, mà để mô tả về tư tưởng đó, ta thường phải dùng đến một tập hợp từ. Trong khuôn khổ của bài viết này cũng như phần chuyển ngữ của mình, tôi đã cố gắng hết sức để đưa cho “bạn đọc” một bức tranh rõ ràng nhất về từ ngữ được sử dụng trong tác phẩm của Rand, mà từ đó, ta phần nào hiểu được tư tưởng của bà xuyên suốt cuốn sách, chính vì vậy, tôi mong mỏi bạn đọc sẽ bỏ qua cho bất cứ sai sót nào của tôi trong bản dịch trên và hoan hỉ chỉ ra lỗi sai cho tôi (nếu có). Hi vọng bài viết này cũng như phần biên dịch trên giúp bạn hiểu hơn về Suối Nguồn cũng như lý tưởng mà Rand gửi gắm trong tác phẩm.

 

[1] Nguyên gốc của từ là superior, trong tiếng Việt có 2 từ gần nghĩa với từ này là tối caocao cấp, trong trường hợp của bài thì từ cao cấp có vẻ phù hợp hơn nên tôi đã chọn dùng từ này. Bạn đọc lưu ý rằng cao cấp trong trường hợp này hàm ý về đẳng cấp, địa vị của con người, chứ không phải là chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

[2] Từ tinh vi được tôi sử dụng ở đây mang hàm ý thể hiện sự tinh tế, khéo léo, và khôn ngoan ở mức độ cao hơn hẳn ba từ kia, chứ không phải từ ngữ mang tính phủ định.

[3] Ở đây, bài viết sử dụng từ selfish, tuy nhiên tôi thấy từ vị kỷ gần với nét nghĩa của selfish tại đây hơn là ích kỷ.

[Update thường xuyên] Các blog Mị follow

blogs I follow

Có 3 chủ đề lớn nhất mà tôi quan tâm, đó là Sách – Điện ảnh – Ẩm thực, vì thế nên tôi cũng lần mò được kha khá các blog hay ho về các chủ đề trên cũng như một số chủ đề linh tinh khác, và đó cũng là lý do mà có cái post này trên blog của tôi. Trong “Blogs I Follow”, tôi sẽ tập hợp tất cả các blog hay ho mà mình tìm kiếm được, và post này sẽ được update liên tục, thế nên tôi recommend các bạn hãy bookmark nó lại trên trình duyệt nhà mình. Ahihi 🙂  Continue reading “[Update thường xuyên] Các blog Mị follow”

Những cuốn sách hay nhất về chiến tranh Việt Nam

Một ngày 30/4 nữa lại đến, với mỗi một người Việt Nam, ngày này có một ý nghĩa riêng, nhưng tựu chung lại, 30/4 vẫn là một lời nhắc nhở hiển hiện nhất về chiến tranh Việt Nam, về những mất mát và đau thương mà tất cả các bên phải hứng chịu. Cột Sách của tờ The New York Times đã tổng hợp lại những cuốn sách hay nhất về Chiến tranh Việt Nam, hầu hết được viết bởi các tác giả nước ngoài, để giúp chúng ta có thêm nhiều góc nhìn về cuộc chiến này.

Tiểu thuyết hư cấu

Người Mĩ trầm lặng của Graham Greene

Kết quả hình ảnh cho the quiet american

Một bài phê bình trên tờ Times vào năm 1965 đã gọi “Người Mĩ trầm lặng” là một “cuốn tiểu thuyết chính trị – hay một câu chuyện ngụ ngôn – về chiến tranh Đông Dương, mà các nhân vật trong đó đều là đại diện của các quốc gia hay những phe phái chính trị.” Đại ý của cuốn tiểu thuyết là: “Mĩ là một quốc gia duy vật ngu xuẩn và “ngây thơ”, và chẳng hề thấu hiểu bất kể ai.”

 

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

img233

Nỗi buồn chiến tranh” là góc nhìn của một người lính Bắc Việt về cuộc chiến đã ám ảnh cả cuộc đời anh, một cựu lính bộ binh trở thành một nhà văn và những dằn vặt với những ký ức kinh khủng về chiến tranh đã tàn phá cuộc đời anh. Continue reading “Những cuốn sách hay nhất về chiến tranh Việt Nam”

31 tiểu thuyết thiếu niên bạn sẽ không muốn bỏ lỡ trong mùa xuân này (Phần II)

  1. Sky In The Deep của Adrienne Young

Phát hành: 24/04/2018

Lấy bối cảnh một thế giới tưởng tượng nằm ngoài không gian, Eelyn là một thành viên trung thành của tộc người Asha Viking và có mối thâm thù truyền kiếp với tộc người Riki. Mỗi mùa chiến đấu, hai tộc người đều chiến đấu đến chết. Nhưng mọi thứ thay đổi vào một cuộc chiến khi Eelyn thấy anh trai mình chiến đấu bên phía kẻ thù – người anh trai mà cô tưởng đã chết từ năm năm trước. Và khi thế giới của Eelyn chao đảo, cô dần bắt đầu nhìn mọi thứ không chỉ một màu trắng – đen như mình vẫn hằng tin tưởng. Lôi cuốn với một người kể chuyện tài năng, độc giả sẽ tìm thấy những đức tính mạnh mẽ, ranh mãnh trong Eelyn trong câu chuyện về sự đoàn kết và tình cảm gắn bó này.

 

  1. Seven Days of Stone của Dana L.Davis
    Release date: May 1What it's about: After losing her mom to cancer, 16-year-old Tiffany is uprooted from Chicago to live with her biological dad she's never known. Anthony Stone is a rich, protective, and rule-setting man with four other daughters, and Tiffany isn't sure how she fits into this luxurious yet strict new life. The only thing that gives Tiffany hope is the friendship that unfolds with Marcus McKinney, who has had his own experiences with death. But things suddenly change when another man claims he’s Tiffany’s real dad, giving Tiffany only seven days before he arrives to demand a paternity test. This family-focused YA contemporary is full of both strength and heart.Get it from Amazon for $18.99 Barnes & Noble for $18.99, or a local bookseller through Indiebound here.

Phát hành: 01/05/2018

Sau khi mẹ qua đời vì bệnh ung thư, cô gái 16 tuổi Tiffany rời khỏi Chicago để đến sống với người cha ruột mà cô chưa bao giờ biết. Anthony Stone là một người đàn ông giàu có, che chở và kỉ luật với bốn cô con gái, và Tiffany không chắc mình phải làm gì để hòa nhập với cuộc sống mới thượng lưu đầy hà khắc. Điều duy nhất cho Tiffany hi vọng là tình bạn bí mật với Marcus McKinney, người đã từng đối mặt với cái chết. Nhưng mọi thứ đột ngột thay đổi khi một người đàn ông khác xuất hiện và tự nhận mình là cha đẻ của cô, ông cho Tiffany 7 ngày trước khi ông tới để lấy mẫu thử làm xét nghiệm AND. Cuốn tiểu thuyết thiếu niên khai thác đề tài gia đình này chứa đựng đầy sức mạnh và tình yêu thương.

 

  1. Ship It của Britta Lundin

Phát hành: 01/05/2018

Được kể từ hai góc nhìn khác nhau, chúng tôi được giới thiệu với cô bé 16 tuổi Claire, một tác giả fan-fic nổi tiếng bị ám ảnh bởi bộ phim truyền hình Demon Heart, và Forest, một diễn viên trong phim. Thế giới của cả hai đều chao đảo khi Claire tham gia nhóm Comic-Con ở Indiana và hỏi Forest rằng liệu anh có cho rằng nhân vật của mình là người đồng tính không. Forest cảm thấy bị xúc phạm, và khi câu trả lời trở nên nổi tiếng, đội PR của Demon Heart mời Claire và mẹ cô tới tour giới thiệu phim để cố gắng cứu vớt hình ảnh của bộ phim. Đó là khi Claire nảy ra ý tưởng: Cô sẽ cố gắng và thuyết phục nhà sản xuất để khiến cặp đôi cô ship trở thành hiện thực. Chúng ta không chỉ chứng kiến một câu chuyện về đam mê viết fan fic, mà còn là câu chuyện của một cô gái đang đặt dấu hỏi và khám phá bản dạng giới của mình.

 

  1. Royals của Rachel Hawkins

Phát hành: 01/05/2018

Chị gái của Daisy kết hôn với thái tử Scotland. Bất chấp những nỗ lực để thoát khỏi cái nhìn soi mói của giới truyền thông, Daisy vẫn cảm thấy bị vây hãm bởi truyền thông mỗi khi cô dành một phần kì nghỉ hè của mình ở Scotland. Cậu em trai rắc rối của thái tử, Seb, có vẻ lúc nào cũng gây náo loạn ở mọi nơi anh đến, và kéo cả Daisy vào đó. Nhưng bạn thân của anh, Miles, có vẻ như chính là giải pháp để giữ cả anh và Daisy khỏi sự chú ý của dư luận. Ngọt ngào, lãng mạn, và dễ thương, các fan của Meg Cabot chắc chắn sẽ yêu thích cuốn tiểu thuyết mới nhất này của Hawkins. Continue reading “31 tiểu thuyết thiếu niên bạn sẽ không muốn bỏ lỡ trong mùa xuân này (Phần II)”

31 tiểu thuyết thiếu niên bạn sẽ không muốn bỏ lỡ trong mùa xuân này (Phần I)

  1. Restore Me của Tahereh Mafi

Phát hành: 06/03/2018

Cuốn sách thứ tư trong series Shatter Me của Mafi. Nữ chính can đảm của chúng, Julietter Ferras, được đề đạt lên làm Chỉ huy cấp cao cùng với Warner ở bên. Nhưng liệu một cô gái mang sức mạnh giết chóc chỉ với một cú chạm có thể sử dụng năng lực của mình vì mục đích tốt khi những thảm kịch xảy đến không? Với tài năng kể chuyện lôi cuốn, kịch tính và tình yêu làm tan chảy trái tim, Mafi chắc chắn sẽ không làm thất vọng khi đưa độc giả chìm đắm vào thế giới của Julliette.

 

  1. Children of Blood and Bone của Tomi Adeyemi

Phát hành: 06/03/2018

Adeyemi tạo ra một cuốn tiểu tuyết giả tưởng phong phú và hấp dẫn theo phong cách Nigeria, bùng nổ với những pha hành động, phiêu lưu và phép thuật. Orisha mang trong mình pháp thuật cao cường nhưng lại bị kiềm chế bởi nhà vua, pháp thuật bị kiềm chế và chôn vùi để giữ gìn hòa bình. Zélie lại biết rằng phép thuật không nên bị chôn vùi, và nó cũng không phải thứ xấu xa như những gì nhà vua nói. Bị đẩy vào một cuộc phiêu lưu không mong đợi, Zélie, em trai của cô – Roen, và công chúa Amari phải dấn thân vào cuộc phiêu lưu và tẩu thoát khỏi những hiểm nguy rình rập để đánh lừa thái tử Inan, nhằm cứu lấy pháp thuật – và chính bản thân họ. Được kể từ góc nhìn của ba người khác nhau, Adeyemi đã viết nên một câu chuyện bậc thầy về sự chấp nhận và tình yêu – loại phép thuật khiến bạn trở thành CHÍNH MÌNH ngay cả khi bạn đang bị thử thách bởi ngoại cảnh.

 

  1. The Midnights của Sarah Nicole Smetana

Phát hành: 06/03/2018

Cuốn tiểu thuyết hiện đại này theo chân Susannah, một thiếu nữ 17 tuổi với niềm đam mê âm nhạc từ trong máu. Susannah không mong chờ việc mình phải rời khỏi ngôi nhà ở Los Angeles và chuyển về Quận Cam với mẹ sau khi trải qua một mất mát lớn, nhưng ở đó, cô tìm được một nhóm bạn có thể giúp cô vượt qua. Với cốt truyện làm say đắm lòng người, đây là một câu chuyện dành cho tuổi thiếu niên có thể chạm đến trái tim bạn và sẽ không dễ gì để đặt cuốn sách trên tay mình xuống đâu.

 

  1. The Poet X của Elizabeth Acevedo

Phát hành: 06/03/2018

Xiomara Batista, 15 tuổi, đang phải đấu tranh giữa cách mà bọn con trai nhìn cô với những đường cong trên cơ thể cô, đặt dấu hỏi về tôn giáo của mình khi sống sự kiểm soát hà khắc của người mẹ mộ đạo, và cảm thấy tội lỗi khi bị thu hút bởi một cậu trai trong lớp. Người duy nhất có vẻ hiểu được tất cả những vấn đề này là cậu em trai song sinh và người bạn thân của cô. Xio dần bắt đầu tìm thấy tiếng nói của mình khi cô giáo mời cô bé vào câu lạc bộ thơ của trường, nhưng cô sẽ phải nói dối mẹ nếu muốn tham gia vào câu lạc bộ. Với những bí mật và lời nói dối được dựng lên, Xio không chắc rằng liệu mình có bao giờ có thể hòa hợp với mẹ. Mỗi một từ ngữ trong cuốn sách này sẽ làm rung động đến tận sâu trong con tim bạn. Đây là câu chuyện về gia đình, tình bạn và tình yêu được kể một cách lôi cuốn, hấp dẫn và không thể bỏ qua. Continue reading “31 tiểu thuyết thiếu niên bạn sẽ không muốn bỏ lỡ trong mùa xuân này (Phần I)”

8 cuốn sách hay nhất về Đông Nam Á

Không ai có thể phủ nhận quá khứ đau thương và những cuộc chiến tranh mà các nước thuộc khu vực Đông Nam Á từng phải trải qua hàng thế kỉ, từ thuộc địa Malaysia cho đến chế độ xã hội chủ nghĩa Campuchia và chiến tranh Việt Nam.

Nhưng ở thế kỉ 21, những đất nước này đã hàn gắn vết thương quá khứ, và thay vì chỉ được biết đến nhờ chiến tranh, giờ thì người ta biết đến Campuchia là Vùng đất của những nụ cười, hay gọi Phillipines là Hòn ngọc Viễn Đông.

Nơi đây có những bãi biển tuyệt đẹp, những dãy núi hùng vĩ, và con người thân thiện. Nơi đây có cả những siêu đô thị hiện đại cùng với những đền đài cổ kính. Tất cả hòa quyện để tạo nên một vùng đất tuyệt diệu mà chũng ta vẫn biết đến với cái tên Đông Nam Á.

Và nếu bạn không hoặc chưa có cơ hội đến đó, vậy hãy đọc về nó! Bài viết dưới đây sẽ tập hợp 8 cuốn sách thuộc văn học Đông Nam Á. Danh sách này bao gồm cả những cuốn sách mới và những cuốn sách kinh điển.

  1. First They killed my Father của Loung Ung
    first-they-killed-my-father.jpg

Câu chuyện của Loung Ung đã gây ấn tượng với nữ minh tinh Angelina Jolie khi cô đang làm đạo diễn cho bộ phim trên Netflix của mình nói về tuổi thơ khó khăn của cô. Ung bị buộc phải rời khỏi thủ đô Phnom Penh của Campuchia và trở thành một “người lính” khi mới lên 5 tuồi, khi quân Khmer Đỏ của Pol Pot chiếm đóng thành phố. Cuốn sách này đã kể lại một cách sinh động câu chuyện của một gia đình – và của một quốc gia – bị chia rẽ. Tác giả mô tả một cách đầy sống động hình ảnh và mùi của những thi thể thối rữa và những ngày tháng bị buộc phải ăn bất cứ thứ gì mà họ tìm được, và nỗi khiếp sợ và những mất mát ám ảnh biết bao nhiêu con người. Đây là câu chuyện về sức mạnh sinh tồn sẽ khiến bạn không thể rời mắt, không thể ngừng đọc cho đến tận trang cuối cùng.

  1. Smaller and Smaller Circles của FH Batacan
    smaller-and-smaller-circles.jpg

Xuất bản lần đầu năm 2002 và được dựng thành phim ngay năm tiếp theo, câu chuyện đầy hấp dẫn và li kì này được nhiều người coi là tiểu thuyết trinh thám Philipine hay nhất. Bối cảnh câu chuyện nằm ở Payatas, một bãi rác rộng 50 mẫu nằm ở phía đông bắc thủ đô Manila, nơi mà con người phải vật lộn để mưu sinh và có rất ít sự bảo hộ từ phía cảnh sát. Khi thi thể bị mổ bụng của các bé trai bắt đầu xuất hiện ở bãi rác, hai thầy tu đã quyết tâm tìm ra nguyên nhân của sự việc và mang công lý đến với khu vực nghèo khổ và đầy tệ nạn này. Cuốn sách sắc sảo này đã đoạt giải thưởng Philippine Nation Book Award ở ngay lần đầu xuất bản của mình. Continue reading “8 cuốn sách hay nhất về Đông Nam Á”

10 cuốn tiểu thuyết hay nhất đến từ các tác giả châu Á

Văn học châu Á sản sinh ra những áng văn đẹp nhất từng được viết, trong bài viết này, chúng tôi sẽ lựa ra những cuốn tiểu thuyết kinh điển mà các “mọt” nên đọc để hiểu hơn về nền văn học đồ sộ và đa sắc màu này.

  1. Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần (1791)
    Kết quả hình ảnh cho Hồng Lâu Mộng - Tào Tuyết Cần

Với hơn 400 nhân vật, cuốn tiểu thuyết nhiều chương, hồi này được viết bằng thổ ngữ thay vì tiếng Hoa cổ, nói về cuộc sống của một gia đình quý tộc xưa cùng với câu chuyện tình bi kịch, thấm đẫm tính nhân văn. Cố chủ tịch Mao Trạch Đông rất ưa thích tính phê phán của tác phẩm này.

  1. A Fine Balance – Rohinton Mistry (1995)
    Kết quả hình ảnh cho A Fine Balance - Rohinton Mistry

Lấy bối cảnh thời kì Khẩn Cấp năm 1970 (một giai đoạn ghi dấu bởi sự bất ổn chính trị, những cuộc tra tấn và cầm tù), trong cuốn tiểu thuyết này, Mistry đã ngầm phê phán thủ tướng Indira Gandhi, mặc dù bà chưa bao giờ gọi tên nhân vật này trong tiểu thuyết của mình. Bốn nhân vật trong tác phẩm đều mang xuất thân khác nhau, nhưng họ lại được kéo đến gần nhau bởi những biến động liên tục của xã hội.

  1. Rashomon – Ryunosuke Akutagawa (1915)
    Kết quả hình ảnh cho Rashomon - Ryunosuke Akutagawa

Là tác giả của hơn 150 truyện ngắn hiện đại và không hề viết một cuốn tiểu thuyết dài kì nào, Ryunosuke Akutagawa ra mắt “Rashomon” trên một tạp chí của trường Đại học năm ông 17 tuổi. Chỉ dài vỏn vẹn 13 trang giấy, truyện ngắn này viết về những suy nghĩ và quan điểm về cái chết của một Samurai vì bị sát hại và sự biến mất của vợ ông ta. Continue reading “10 cuốn tiểu thuyết hay nhất đến từ các tác giả châu Á”