Xa ngoài kia nơi loài tôm hát – Delia Owens

Rating: 3 out of 5.

Có nhiều cách để người ta có thể tóm gọn lại những thành tựu và hiểu biết của cuộc đời mình, thường thì người ta sẽ làm nó thông qua một cuốn sách, còn Delia Owens viết một cuốn tiểu thuyết đẹp đẽ về nỗi đau và sức mạnh chữa lành kỳ diệu của tự nhiên.

Bìa sách. Ảnh: Fado

Vào cái này cô bé Kya 6 tuổi chứng kiến mẹ mình bỏ đi, mở đầu cho sự rời bỏ nối tiếp rời bỏ trong cuộc đời mình, cô cũng đã bắt đầu học cách sống một mình, đối diện với nỗi cô đơn, chỉ có một mình đơn độc trong vùng đồng lầy hoang dã nơi miền Nam nước Mỹ. Sống bên cạnh một người cha luôn say xỉn và có thể đánh đập bất cứ ai trong gia đình bất cứ lúc nào, Kya sớm học được cách sống luồn lách trong cái lán nhỏ mà gia đình cô bé sinh sống – ngôi nhà duy nhất mà cô biết, và sau này kỹ năng chạy trốn đó đã giúp Kya an toàn khỏi con người để sống trong vòng tay bao dung và đầy tình yêu của đồng lầy. Mọi người trong cái thị trấn bé nhỏ đó đều mang một định kiến sâu sắc trong lòng về cô gái đồng lầy, chính vì thế Kya càng lùi sâu vào nơi đồng lầy, nơi trú ẩn an toàn của mình. Nhưng khi cơn đói cồn cào hành hạ một đứa bé 6 tuổi, Kya vẫn phải xoay xở tìm cách ra bên ngoài để kiếm thứ gì đó lấp đầy cái bụng trống rỗng, nhờ thế cô gặp được Jumpin’ và vợ ông Mabel, hai con người tốt bụng đã cho cô bé nhỏ cái mặc, cái ăn và đã bảo vệ, ấp ôm lòng tự trọng của cô bé bằng việc không cho đi một cách hiển nhiên mà bằng sự trao đổi, Kya bán vẹm để đổi lấy tiền đổ xăng cho con thuyền, cho đi những con cá hun khói để đối lấy quần áo. Cô bé cũng đã gặp Tate, người bạn của anh trai Jodie của cô bé, một cậu trai được nuôi dạy bằng tình yêu thương và sống trong hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt với Kya. Nhưng Tate đã là điều đẹp đẽ hiếm hoi khác trong cuộc đời Kya, nếu Jumpin’ và Mabel yêu thương Kya như con gái của mình, thì Tate đã thay đổi cuộc đời cô bé bằng ánh sáng của tri thức và tình yêu thủy chung, đằng đẵng.

Continue reading “Xa ngoài kia nơi loài tôm hát – Delia Owens”

[Review “chớp”] Nguồn cội – Dan Brown

Vì tôi đã review chi tiết “Origin” của Dan Brown ở một bài khác rồi, cho nên nhân dịp bản tiếng Việt với tựa đề “Nguồn cội” được phát hành, tôi sẽ chỉ đưa nhanh một đôi chỗ review thế này thôi, chủ yếu là về hình thức và dịch thuật, còn nội dung thì vui lòng xem trong bài review trước đó của “Origin”.

IMG_18032018_010111.jpg

1/ Shipping service/ Dịch vụ giao sách: Fahasa vừa ship đến ngay lúc 12h trưa, chứng tỏ các nhà sách đang rất cố gắng xoa dịu sự háo hức của các fan. Cộng điểm cho dịch vụ ship và chăm sóc khách hàng của Fahasa, rất cố gắng để không bắt khách phải chờ đợi lâu. Shipper của Fahasa cũng rất nhẹ nhàng và tận tình.

2/ Bìa: cứng, cán láng, hơi sần nhẹ, có vẻ là dùng giấy bristol, cái này không rành lắm nên chắc lúc nào đó sẽ tham khảo công ty phát hành kĩ hơn. Có áo bìa. Biểu tượng trên bìa không in nổi như trong bản gốc.

3/ Giấy: giấy trắng, loại giấy kinh điển của Bách Việt ròi, nên sách cũng khá nặng. Nhưng chất giấy mỏng, chất không đẹp. Và Mị không hiếu sao nhưng sách bìa cứng của Bách Việt luôn có chất lượng khâu gáy không được tốt, Mị không ưng chút nào khi thấy rõ các mối khâu lộ ra, sách mới còn nằm “bỏng giãy” trên tay mà cảm giác như sách mua mấy năm rồi.

4/ Minh họa: Không có gì để nói vì Bách Việt không thiết kế bìa hay minh họa gì thêm, mà hoàn toàn dùng bản minh họa gốc của “Origin” US. Tuy nhiên, tôi không ưng cách minh họa phần tin trên trang web conspiracy.net trong bản dịch này, nó khiến cho phần trình bày của sách trở nên rối rắm hơn.

5/ Khối lượng: Nặng. Cầm lâu sẽ mỏi và bất tiện. Giấy quá mỏng nên so với bản tiếng Anh là mỏng hơn trông thấy nhưng nặng hơn phải gấp đôi hoặc gấp rưỡi dù bản tiếng Anh dày hơn nhiều. Nhưng cũng khó trách, giấy bản Anh rất dày, đẹp, sần, chuẩn. Đấy, lần này Mị không ưng giấy Bách Việt tí nào, giấy Bách Việt dùng cho bản in này so ra chẳng khác nào bản in “Mật mã Da Vinci” 10 năm trước. 10 năm mà không có sự đổi thay gì là phải xem lại.

6/ Chất lượng bản dịch: Ngay dòng đầu tiên đã không ưng, nguyên trang đầu đã tìm ra không ít lỗi. Không biết nên chờ đợi gì tiếp. “Origin” không phải là quyển dễ dịch, cũng như các cuốn khác của Dan Brown, không chỉ chứa hệ thống kiến thức biểu tượng học lớn mà còn kiến thức văn hóa, ngôn ngữ nữa. Mà bản dịch này của dịch giả Nguyễn Xuân Hồng gây cho tôi cảm giác khá khiên cưỡng. Gì thì gì, ngay trang đầu là chưa ưng đâu đấyyyyyy.

“Origin” và câu hỏi về nguồn gốc của con người

Robert Langdon tai xuat trong cuon sach moi nhat cua Dan Brown hinh anh 1

Chúng ta đến từ đâu?

Ta sẽ đi về đâu?

Đây đã và đang là hai câu hỏi lớn nhất của nhân loại, hai câu hỏi giản đơn như vậy nhưng hàng thế kỉ nay, cả khoa học và tôn giáo đều cố gắng đi tìm một câu trả lời thật thỏa đáng, đây cũng là điều mà loài người vẫn hằng đau đáu. Bản sinh của loài người là tìm về cội nguồn, chúng ta sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng bởi ý niệm và sự kết nối nguồn cội, đó là điều định hình nên mỗi cá thể trong chúng ta, thế nhưng, gốc rễ lớn nhất của chúng ta là gì, thứ sâu xa nhất, thứ đã hình thành nên chúng ta là gì? Chừng nào còn chưa tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi lớn đó, chúng ta vẫn mãi là một hạt cát nhỏ vô định trong vũ trụ bao la, ta vẫn lạc lối trên con đường của mình. Continue reading ““Origin” và câu hỏi về nguồn gốc của con người”

Cô gái cuối cùng của dòng họ Stanfield – Marc Levy

Cô gái cuối cùng của dòng họ Stanfield

Bầu không khí căng thẳng dày đặc tại nước Pháp năm 1944, những đoạn ẩn ức sáng tối về một gia tộc quyền lực bậc nhất tại Baltimore năm 1980, và những ngày tháng Mười năm 2016 với cuộc phiêu lưu trải dài từ London cổ kính đến nước Mĩ hiện đại và Canada thanh bình đã biến đổi cuộc đời của hai con người, hai gia đình. “Cô gái cuối cùng của dòng họ Stanfield” xuất hiện để một lần nữa khẳng định khả năng văn chương của Marc Levy, để khiến cái danh hiệu được tụng xưng dành cho ông – “người đàn ông lãng mạn nhất nước Pháp” – được đóng dấu ấn thêm sâu. Continue reading “Cô gái cuối cùng của dòng họ Stanfield – Marc Levy”

Dan Brown và “Hỏa Ngục”

Tôi không phải là một độc giả dễ tính. Bởi vì tôi yêu văn và yêu ngôn từ, cho nên, mọi sự hời hợt và buông thả về ngôn từ đều là thứ tôi không thể chấp nhận nổi. Tôi có những yêu cầu khắt khe để đánh giá một tác phẩm hay và để yêu thích một tác giả nào đó. Bởi vì đối với tôi mà nói, việc đọc giống như việc nuôi dưỡng chính tâm hồn mình, và hiển nhiên tôi không thể nào để tâm hồn mình vấy bẩn và ngộ độc bởi những “thứ thức ăn” không sạch sẽ và lành mạnh. Tuy nhiên, tôi cũng không phải là một độc giá khó tính – điều đó đồng nghĩa với việc tôi có thể chấp nhận nhiều thể loại sách, kể cả nó có nội dung chỉ ở mức trung bình khá, và tôi cũng không phán xét quá nhiều và đặt quá nặng yêu cầu cho một tác giả mà tôi đã hiểu văn phong và phương thức viết của họ, nói tóm lại là tôi có thể thông cảm cho một tác giả, với điều kiện là tác giả đó phải thành thật và trung thành với chính bản thân mình và độc giả, không lọc lừa và dối trá.

—————————————————————————–

Đối với tôi mà nói, Dan Brown chính là một sự tình cờ thú vị mà tôi gặp trong đời, một thể loại sách mà tôi từng nghĩ mình sẽ không hợp, cho đến khi “Mật mã Da Vinci” xuất hiện trong đời tôi mà mang tôi chìm sâu vào một thế giới của lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo và biểu tượng. Không sai khi nói Dan Brown chính là người khơi dậy trong tôi khao khát được đặt chân đến nước Ý, đứng ở nơi mà tác giả đã từng đứng, sống ở nơi mà ông đã từng sống để cảm nhận những vẻ đẹp kì bí bất tận mà ông miêu tả, để cảm nhận hơi thở của truyền thống và hiện đại, của phương Đông và phương Tây, của tôn giáo và chính trị, của vẻ đẹp huyền ảo, bí ẩn hài hòa chảy qua tôi.

Tĩnh đến giờ, tôi đã đọc hết tất cả những tác phẩm của “Dan Brown”, và mỗi tác phẩm của ông đều đem đến cho tôi sự thăng hoa đến tột cùng của cảm xúc, niềm háo hức mà tôi chưa bao giờ nghĩ rằng có thể tìm được chỉ qua những trang sách. Và cuốn sách mới gần đây nhất của Dan Brown mà tôi đọc là “Hỏa Ngục”, có tên gốc là “Inferno”.

Trước khi đọc cuốn sách, tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều người, nhiều độc giả trên khắp thế giới về “Inferno”, và thấy dường như đây là cuốn sách mang đến nhiều sự thất vọng cho độc giả. Tuy nhiên tôi vẫn cứ chờ để mua về đọc. Và sau khi đọc xong, tôi lại làm cái việc mà bất cứ khi nào đọc sách của Dan tôi đều làm – thở dài nhẹ nhõm và bắt đầu chuyến phiêu lưu của chính mình trong tâm thức.

Với “Hỏa Ngục”, Dan Brown vẫn là một ngưởi kể chuyện đầy sắc sảo, tinh tế và tài hoa. Ngòi bút của ông vẫn cống hiến những áng văn đẹp đẽ, những mảng sáng tối đan xen, những bất ngờ thú vị khiến người đọc không thể rời tay khỏi cuốn sách. Và đối với tôi, chưa từng có một nhà văn không phải người Ý nào miêu tả nước Ý đẹp như Dan Brown và chưa từng có một giáo sư nghệ thuật nào có thể dành cho lịch sử nghệ thuật và những biểu tượng một tình yêu trọn đời, bất tận như Robert Langdon. Đan xen giữa những cuộc rượt đuổi ngạt thở và sự đe dọa của cái chết, nghệ thuật vẫn bừng lên sức sống của nó, vẻ đẹp được đặt cạnh sự nguy hiểm càng khiến nó đẹp hơn gấp bội phần. Mỗi khi đọc sách của Dan tôi đều liên tưởng đến hình ảnh của một tấm lụa mềm mại, êm mát đặt cạnh một thanh kiếm sắc nhọn, cứng rắn. Hơn thế nữa, lần này, với “Hỏa Ngục”, Dan Brown đã khéo léo lồng ghép vào đó mối quan tâm của tất cả mọi người, mọi chính phủ, mọi tổ chức, mọi gia đình, mọi đội nhóm, mọi cá nhân trên thế giới – Dân Số. Đem chủ đề Dân Số ra để viết tiểu thuyết? Trời ạ! Có gì mà nói chứ? Có gì mà hấp dẫn chứ? Chúng ta sẽ rượt đuổi nhau cái gì về cái chủ đề Dân Số kia đây? Làm thế quái nào mà nghệ thuật Ý tinh tế, hấp dẫn có thể liên quan đến nhau? Những Dan Brown đã khéo léo lồng ghép chúng một cách tài tình với nhau. Cuộc rượt đuổi lần này lại diễn ra trên nền trời nên thơ và thấm đưỡm hơi thở lịch sử của Florence, Ý. Tấm lụa mịn mát lại dịu dàng nằm bên thanh kiếm sắc nhọn. Giữa những vấn đề nhức nhối, giữa những hiểm nguy rình rập, “Hỏa Ngục” vẫn đầy chất thơ.

Ai đó nói rằng họ thất vọng với “Hỏa Ngục”. Cũng đúng thôi, bởi vì họ đã chờ mong quá nhiều về một tác phẩm có thể lặp lại thành công của “Mật mã Da Vinci” hay “Thiên thần và Ác quỷ” mà quên mất rằng, mỗi tác phẩm được viết ra là một câu chuyện khác nhau. Chúng ta không thể nào yêu cầu hai tác phẩm kể hai câu chuyện khác nhau mà lại giống nhau được. Sự thật là, đặt “Hỏa Ngục” bên cạnh và tách bạch với những tác phẩm khác của Dan, nhìn “Hỏa Ngục” trên một con mắt khách quan, chúng ta sẽ thấy, ngòi bút của Dan Brown chưa bao giờ mất đi phong độ đỉnh cao của nó. Người kể chuyện tài năng ấy vẫn chưa khi nào lơi là sứ mệnh của mình. “Hỏa Ngục” vẫn đem đến cho tôi những giây phút quên mất chính mình, quên mất thực tại, vẫn khiến tôi sống trong từng trang sách và nước Ý xinh đẹp. Dan Brown vẫn đủ sức khơi dậy và nhóm lên trong tôi niềm khao khát được chạm sâu vào văn hóa, lịch sử Ý.

Hãy công bằng với tác giả, đừng quá đòi hỏi điều mà bạn biết là không ai có thể làm được: “Tắm hai lần trên một dòng sông”!!!!