Những cuốn sách hay nhất về chiến tranh Việt Nam

Một ngày 30/4 nữa lại đến, với mỗi một người Việt Nam, ngày này có một ý nghĩa riêng, nhưng tựu chung lại, 30/4 vẫn là một lời nhắc nhở hiển hiện nhất về chiến tranh Việt Nam, về những mất mát và đau thương mà tất cả các bên phải hứng chịu. Cột Sách của tờ The New York Times đã tổng hợp lại những cuốn sách hay nhất về Chiến tranh Việt Nam, hầu hết được viết bởi các tác giả nước ngoài, để giúp chúng ta có thêm nhiều góc nhìn về cuộc chiến này.

Tiểu thuyết hư cấu

Người Mĩ trầm lặng của Graham Greene

Kết quả hình ảnh cho the quiet american

Một bài phê bình trên tờ Times vào năm 1965 đã gọi “Người Mĩ trầm lặng” là một “cuốn tiểu thuyết chính trị – hay một câu chuyện ngụ ngôn – về chiến tranh Đông Dương, mà các nhân vật trong đó đều là đại diện của các quốc gia hay những phe phái chính trị.” Đại ý của cuốn tiểu thuyết là: “Mĩ là một quốc gia duy vật ngu xuẩn và “ngây thơ”, và chẳng hề thấu hiểu bất kể ai.”

 

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

img233

Nỗi buồn chiến tranh” là góc nhìn của một người lính Bắc Việt về cuộc chiến đã ám ảnh cả cuộc đời anh, một cựu lính bộ binh trở thành một nhà văn và những dằn vặt với những ký ức kinh khủng về chiến tranh đã tàn phá cuộc đời anh. Continue reading “Những cuốn sách hay nhất về chiến tranh Việt Nam”

8 cuốn sách hay nhất về Đông Nam Á

Không ai có thể phủ nhận quá khứ đau thương và những cuộc chiến tranh mà các nước thuộc khu vực Đông Nam Á từng phải trải qua hàng thế kỉ, từ thuộc địa Malaysia cho đến chế độ xã hội chủ nghĩa Campuchia và chiến tranh Việt Nam.

Nhưng ở thế kỉ 21, những đất nước này đã hàn gắn vết thương quá khứ, và thay vì chỉ được biết đến nhờ chiến tranh, giờ thì người ta biết đến Campuchia là Vùng đất của những nụ cười, hay gọi Phillipines là Hòn ngọc Viễn Đông.

Nơi đây có những bãi biển tuyệt đẹp, những dãy núi hùng vĩ, và con người thân thiện. Nơi đây có cả những siêu đô thị hiện đại cùng với những đền đài cổ kính. Tất cả hòa quyện để tạo nên một vùng đất tuyệt diệu mà chũng ta vẫn biết đến với cái tên Đông Nam Á.

Và nếu bạn không hoặc chưa có cơ hội đến đó, vậy hãy đọc về nó! Bài viết dưới đây sẽ tập hợp 8 cuốn sách thuộc văn học Đông Nam Á. Danh sách này bao gồm cả những cuốn sách mới và những cuốn sách kinh điển.

  1. First They killed my Father của Loung Ung
    first-they-killed-my-father.jpg

Câu chuyện của Loung Ung đã gây ấn tượng với nữ minh tinh Angelina Jolie khi cô đang làm đạo diễn cho bộ phim trên Netflix của mình nói về tuổi thơ khó khăn của cô. Ung bị buộc phải rời khỏi thủ đô Phnom Penh của Campuchia và trở thành một “người lính” khi mới lên 5 tuồi, khi quân Khmer Đỏ của Pol Pot chiếm đóng thành phố. Cuốn sách này đã kể lại một cách sinh động câu chuyện của một gia đình – và của một quốc gia – bị chia rẽ. Tác giả mô tả một cách đầy sống động hình ảnh và mùi của những thi thể thối rữa và những ngày tháng bị buộc phải ăn bất cứ thứ gì mà họ tìm được, và nỗi khiếp sợ và những mất mát ám ảnh biết bao nhiêu con người. Đây là câu chuyện về sức mạnh sinh tồn sẽ khiến bạn không thể rời mắt, không thể ngừng đọc cho đến tận trang cuối cùng.

  1. Smaller and Smaller Circles của FH Batacan
    smaller-and-smaller-circles.jpg

Xuất bản lần đầu năm 2002 và được dựng thành phim ngay năm tiếp theo, câu chuyện đầy hấp dẫn và li kì này được nhiều người coi là tiểu thuyết trinh thám Philipine hay nhất. Bối cảnh câu chuyện nằm ở Payatas, một bãi rác rộng 50 mẫu nằm ở phía đông bắc thủ đô Manila, nơi mà con người phải vật lộn để mưu sinh và có rất ít sự bảo hộ từ phía cảnh sát. Khi thi thể bị mổ bụng của các bé trai bắt đầu xuất hiện ở bãi rác, hai thầy tu đã quyết tâm tìm ra nguyên nhân của sự việc và mang công lý đến với khu vực nghèo khổ và đầy tệ nạn này. Cuốn sách sắc sảo này đã đoạt giải thưởng Philippine Nation Book Award ở ngay lần đầu xuất bản của mình. Continue reading “8 cuốn sách hay nhất về Đông Nam Á”

10 cuốn tiểu thuyết hay nhất đến từ các tác giả châu Á

Văn học châu Á sản sinh ra những áng văn đẹp nhất từng được viết, trong bài viết này, chúng tôi sẽ lựa ra những cuốn tiểu thuyết kinh điển mà các “mọt” nên đọc để hiểu hơn về nền văn học đồ sộ và đa sắc màu này.

  1. Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần (1791)
    Kết quả hình ảnh cho Hồng Lâu Mộng - Tào Tuyết Cần

Với hơn 400 nhân vật, cuốn tiểu thuyết nhiều chương, hồi này được viết bằng thổ ngữ thay vì tiếng Hoa cổ, nói về cuộc sống của một gia đình quý tộc xưa cùng với câu chuyện tình bi kịch, thấm đẫm tính nhân văn. Cố chủ tịch Mao Trạch Đông rất ưa thích tính phê phán của tác phẩm này.

  1. A Fine Balance – Rohinton Mistry (1995)
    Kết quả hình ảnh cho A Fine Balance - Rohinton Mistry

Lấy bối cảnh thời kì Khẩn Cấp năm 1970 (một giai đoạn ghi dấu bởi sự bất ổn chính trị, những cuộc tra tấn và cầm tù), trong cuốn tiểu thuyết này, Mistry đã ngầm phê phán thủ tướng Indira Gandhi, mặc dù bà chưa bao giờ gọi tên nhân vật này trong tiểu thuyết của mình. Bốn nhân vật trong tác phẩm đều mang xuất thân khác nhau, nhưng họ lại được kéo đến gần nhau bởi những biến động liên tục của xã hội.

  1. Rashomon – Ryunosuke Akutagawa (1915)
    Kết quả hình ảnh cho Rashomon - Ryunosuke Akutagawa

Là tác giả của hơn 150 truyện ngắn hiện đại và không hề viết một cuốn tiểu thuyết dài kì nào, Ryunosuke Akutagawa ra mắt “Rashomon” trên một tạp chí của trường Đại học năm ông 17 tuổi. Chỉ dài vỏn vẹn 13 trang giấy, truyện ngắn này viết về những suy nghĩ và quan điểm về cái chết của một Samurai vì bị sát hại và sự biến mất của vợ ông ta. Continue reading “10 cuốn tiểu thuyết hay nhất đến từ các tác giả châu Á”

10 cuốn sách giúp bạn hiểu về Kenya

Từ những tác phẩm kinh điển như A Grain of Wheat (Một hạt lúa mì) đến thời đại của những cuốn tiểu tiểu thuyết và hồi kí của những người nô lệ, dưới đây là 10 cuốn sách giúp bạn khám phá một Kenya vừa hiện đại vừa giàu tính lịch sử.

Nhà văn Mĩ – Phi vĩ đại James Baldwin từng nói, “Trách nhiệm của một nhà văn là phải khơi dậy những trải nghiệm từ những con người đã tạo ra anh ta”. Khi suy ngẫm về cộng đồng của mình, tôi đã tìm về với cội nguồn của nó, điều đã giúp tôi suy ngẫm về những ngày cuối của chế độ thực dân Anh tại Kenya và viết cuốn tiểu thuyết Dance of the Jakaranda.

Với một cuốn tiểu thuyết dã sử, người ta kì vọng tôi sẽ khiến công chúng có hứng thú với lịch sử thuộc địa. Hiểu rằng người Anh đã từng có một quá khứ thù địch với chúng tôi, và từ đó, những trải nghiệm được kể dưới con mắt của họ đều không đáng tin, tôi đã sử dụng thi ca, văn chương để tái hiện lịch sử đó. Sau hết thì, lịch sử tràn đầy những điều hư cấu. (Nếu bạn nghi ngờ điều này, hãy tìm đọc cuốn sách The Africa that never was: Four Centuries of Bristish Writing about Africa (Một châu Phi chưa bao giờ biết: Bốn thế kỉ người Anh viết về châu Phi) của Dorothy Hammond và Alta Jablow).

Tất cả những điều này làm dấy lên những câu hỏi thú vị: tiểu thuyết dã sử có nên được coi là dựa trên sự thật không, giống như các nhà làm phim thường làm những bộ phim “dựa trên sự kiện có thật”, ngay cả khi lịch sử nguyên bản có thể cũng bị hư cấu hóa?

Thử thách của tôi lại hoàn toàn khác. Trong vòng vài tháng khi tiểu thuyết của tôi phát hành, ba sự kiện trung tâm trong tiểu thuyết trùng khớp hoặc tương đương với thực tế: một đường ray tàu hỏa mới được khánh thành, thay thế cho con đường cũ mà việc tạo ra nó được nhắc lại trong câu chuyện của tôi; nguồn gốc của những người Kenya ở Ấn Độ (trung tâm của cuốn sách) được chính thức công nhận là bộ lạc thứ 44 của Kenya; và cuộc tranh cử tống thống đầy tranh cãi đã chứng kiến hai người đàn ông được tụng xưng là “cha già” dân tộc, giống như phần xung đột địa vị trong cuốn tiểu thuyết.

Tôi không cho rằng việc thấy trước mang tính nghệ thuật này là tiên liệu các sự kiện; đây chỉ đơn giản là một sự xác quyết cho một tiên đề khác của Baldwin, đó là: “Lịch sử không phải là quá khứ. Nó là hiện tại.” Và đây, là 10 cuốn sách giúp bạn khám phá Kenya đương đại hoặc lịch sử Kenya.

  1. A Grain of Wheat (Một hạt lúa mì) của Ngugi wa Thiong’o
    Kết quả hình ảnh cho A Grain of Wheat - Ngugi wa Thiong’o

Đây là tác phẩm cuối cùng trong bộ ba nền tảng của ông về văn hóa – xã hội (2 cuốn còn lại là Weep not, ChildThe River Between), cuốn tiểu thuyết này đánh giá những tác động của sự độc lập chính trị đối với những người dân bình thường vào đầu thập niên 60. Mugo là một thầy tu khổ hạnh bị những người dân địa phương nhận nhầm thành người anh hùng đấu tranh cho tự do, nhưng chính ông cũng đang mang gánh nặng vì những rắc rối của người khác, và sự buông bỏ của ông đánh dấu đoạn kết của một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất của Ngugi. Continue reading “10 cuốn sách giúp bạn hiểu về Kenya”

6 nhà văn trinh thám Scandinavia nên đọc

Cuối năm 2005, tôi tình cờ thấy một cuốn sách có tên The Girl with the Dragon Tattoo (Cô gái có hình xăm rồng) và khám phá ra vùng đất của văn học trinh thám Thụy Điển – nơi mà cho đến giờ, với tôi, vẫn là vùng đất của truyện cổ tích, lại đột nhiên biến đổi thành một vùng đất tăm tối và đáng sợ với đầy rẫy tội ác, bạo lực. Ừ thì có vẻ tôi đã hơi cường điệu quá. Nhưng nếu bạn bị hấp dẫn bởi những mặt tối của cuộc sống, vậy thì văn học trinh thám Bắc Âu là dành cho bạn. Dưới đây là sáu nhà văn đã viết những câu chuyện giết người bí ẩn rùng rợn và có sách đã được dịch sang tiếng Anh.

 

  1. MAJ SJÖWALL & PER WAHLÖÖ

    Kết quả hình ảnh cho MAJ SJÖWALL & PER WAHLÖÖ
    Ảnh: Salomonsson Agency

Nhắc đến tiểu thuyết tội phạm Scandianavia thì không thể nào bỏ qua cặp đôi Thụy Điển với series tiểu thuyết về thanh tra chuyên điều tra các vụ án mạng Martin Beck và đội của anh ta. Được viết trong vòng 10 năm, cặp đôi nhà báo này đã đào sâu đến tận cội nguồn Mác-xít của họ và viết để phản ánh về sự hiện đại hóa thần tốc của Thụy Điển trong suốt thập niên 60.

Kích thích và được nghiên cứu tỉ mỉ, hầu hết các tác giả trinh thám Scandinavia đương đại đều chịu ảnh hưởng từ loạt truyện Martin Beck của Sjöwal và Wahlöö. Continue reading “6 nhà văn trinh thám Scandinavia nên đọc”

10 nhà văn Trung Quốc đương đại bạn nên biết

Trong hơn 60 năm lịch sử của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có hàng ngàn các nhà văn đã để lại dấu ấn sâu đậm của họ trong di sản văn học Trung Quốc, bao gồm những bài thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn. Dưới đây là 10 nhà văn Trung Quốc đương đại có ảnh hưởng nhất trên văn đàn Trung Quốc hiện nay.

 

  1. Mạc Ngôn (莫言)
    Mo-Yan-picture

Mạc Ngôn, sinh năm 1955, là một tiểu thuyết gia và nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông được đông đảo độc giả phương Tây biết đến kể từ năm 1987 với tiểu thuyết Red Sorghum (Cao Lương Đỏ). Năm 2012, Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học vì những áng văn mang “chủ nghĩa hiện thực ảo giác kết hợp với những câu chuyện dân gian, lịch sử và đương đại”.

  1. Wang Shou (王朔)
    Wang-Shuo

Wang Shou, sinh năm 1958, là một nhà văn và đạo diễn. Ông đã viết hơn 20 tiểu thuyết và viết kịch bản cho hàng loạt phim truyền hình và phim điện ảnh. Wang Shou là một biểu tượng văn hóa lớn của Trung Quốc và trở thành nhà văn lừng danh ở đất nước này. Những tác phẩm của Wang Shou được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Nhật, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và nhiều ngôn ngữ khác. Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến Master of Mischief, or The Operators (1987) (tạm dịch: Bậc thầy lừa đảo) hay Gone forever with my love (1994)

  1. Yu Hua ()
    Yu-Hua.jpg

Yu Hua (sinh năm 1960) trưởng thành trong thời kì Cách mạng Văn hóa nên nhiều tác phẩm và truyện ngắn của ông viết về trải nghiệm này. Yu Hua đã viết bốn tiểu thuyết, sáu tuyển tập truyện ngắn, và ba tập tiểu luận. Cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của ông là Chronicle of Blood Merchant (tạm dịch: Biên niên sử kẻ buôn máu) và To live (tạm dịch: Để sống). Continue reading “10 nhà văn Trung Quốc đương đại bạn nên biết”