Người đua diều – Khaled Hosseini

Tôi không biết nên viết gì, nên dùng từ ngữ nào để viết ra những cảm xúc đang chất chứa trong lòng mình lúc này, bởi vì quả thực có những khi, ngôn từ thực sự bất lực để diễn tả chân thực nhất những cảm xúc đang đan cài và nhào lộn trong lồng ngực tôi khi tôi đang viết ra những dòng này,  và ngay sau khi tôi vừa gấp lại những trang cuối cùng của “Người đua diều” của Khaled Hosseini. Nếu có một từ nào đó gần đúng nhất với cuốn sách này, thì với tôi đó là “vô song”, một cuộc hành trình đầy gian nan và trắc trở của một con người để chuộc tội, để thứ tha cho chính mình và để trở nên tốt đẹp như một câu nói của chú Rahim Khan với nhân vật chính của chúng ta Luôn có một con đường để tốt lành trở lại. Continue reading “Người đua diều – Khaled Hosseini”

Ngàn mặt trời rực rỡ – Một trường ca về nỗi đau và hi vọng của Khaled Hosseini

sach1

Phải nói rằng “Ngàn mặt trời rực rỡ” chưa bao giờ là một cuốn sách thu hút được sự chú ý của tôi, dù tôi đã lướt qua nó hàng trăm lần mỗi khi bước vào Nhã Nam, do hình thức chẳng có gì đặc biệt thu hút của cuốn sách, do cái tên tác giả nghe thật xa lạ, do bối cảnh của cuốn sách đặt tại một đất nước mà xưa nay tôi chỉ mường tượng ra nó nằm đâu đó ở Trung Đông – nơi gần Vương quốc Ba Tư và con đường tơ lụa cổ xưa với những di sản vô giá và câu chuyện về  nàng Sheherazade thông thái, khôn ngoan, dũng cảm và xinh đẹp đã chinh phục trái tim nhà vua và Trung Đông trong mường tượng của tôi của thời hiện đại là chiến tranh, là khủng bố, là sự hủy hoại của một nền văn minh từng rất rực rỡ của nhân loại, bằng đó những lý do khiến tôi chưa bao giờ thực sự chú ý đến “Ngàn mặt trời rực rỡ” cho đến khi tôi được giới thiệu, được nghe về nó quá nhiều đến mức khiến tôi phải chú ý và nảy sinh cảm giác muốn thử đọc một lần.

Khi đọc những dòng giới thiệu phía sau cuốn sách, về hai người phụ nữ mà số phận đẩy đưa phải cùng chung sống với một người chồng và bị hành hạ, đánh đập, về thời kì biến động kéo dài của một đất nước, nhưng vấn đề lịch sử được lồng ghép trong cuốn sách thể hiện qua phần giới thiệu đó quá mơ hồ với tôi và mọi sự tập trung của tôi đều chú ý vào vấn đề bạo hành phụ nữ được đề cập đến trong phần giới thiệu, vấn đề bất bình đẳng giữa nam và nữ còn tồn tại trong nội tại những đất nước Trung Đông – mà trong thế giới quan của cá nhân mình, đó là điều tôi không bao giờ chấp nhận được ý niệm về nó chứ đừng nói là sự tồn tại của nó. Và khi đọc đoạn giới thiệu về Mariam và Laila, một cô gái mà cha mình không thể thừa nhận và một cô gái sống trong nhung lụa từ nhỏ, và phải cùng phải sống chung dưới một mái nhà, cố gắng sinh con cho anh ta và chịu những trận đánh đập, để rồi một người khi đi đến tận cùng những khổ đau đã phải ra tay giết chồng, và người kia phải rời khỏi đất nước với người yêu và những đứa con, tôi đã mường tượng rằng chính cô gái được sống trong nhung lụa từ nhỏ sẽ là người ra tay giết chồng bởi vì ắt hẳn cô sẽ không thể chịu được sự đàn áp chưa từng có trong cuộc đời mình, còn cô gái không được thừa nhận kia rồi sẽ có được hạnh phúc sau tất cả những khổ đau. Và đó chính là những điều tôi đã nghĩ cho đến khi thực sự lật giở từng trang sách và thấm đẫm mình vào cuộc đời của hai người phụ nữ ấy – Laila và Mariam. Continue reading “Ngàn mặt trời rực rỡ – Một trường ca về nỗi đau và hi vọng của Khaled Hosseini”

[One-shot Review] TẠI TÂM – Bí Bứt Bông

Trước khi bước vào phần cảm nhận chính, tôi muốn tâm sự một chút về lý do mà mình quyết định viết một loại bài về tiểu thuyết lịch sử và chọn một truyện ngắn làm mở màn chứ không phải một trường thiên tiểu thuyết đầy hùng tráng hay đầy bi thương phẫn hận nào đó.

Đầu tiên, tôi quyết định viết loạt bài về tiểu thuyết lịch sử này là vì muốn lưu giữ lại những cái hay ho trong quá trình đọc và học hỏi của mình, thứ nữa là muốn giới thiệu đến những người đọc khác những câu chuyện sử đầy chất lượng, cho mọi người thấy sử Việt là một chất liệu văn học hết sức phong phú và không hề thiếu đề tài, khía cạnh để khai thác; đồng thời cũng muốn giới thiệu đến người đọc những tác giả tâm huyết, những tác giả thực thụ vẫn đang ẩn mình trong khi xã hội hiện tại nói chung và làng văn Việt nói riêng đang tồn tại đầy rẫy những thứ “văn học” rẻ tiền, những kẻ “đi bán chữ”.

Thứ hai, vì sự nổi cộm của những “tác phẩm văn học” không chất lượng gần đây, đặc biệt là những tiểu thuyết lịch sử chắp vá, thiếu cái tâm người viết và đầy tính phù phiếm, khiến tôi muốn đưa đến cho người đọc những tác phẩm thực sự có thể khiến bạn thay đổi cách nhìn và tư duy lịch sử của mình.

Và lý do vì sao tôi chọn một câu chuyện ngắn, tôi sẽ nói trong bài viết dưới. Continue reading “[One-shot Review] TẠI TÂM – Bí Bứt Bông”