[Review cuốn chiếu] Tâm lý học đám đông – Gustav Le Bon

pic-Servi_635804600780767134_HasThumb

“Tâm lý học đám đông” là một tác phẩm quan trọng của không chỉ Lebon mà còn của ngành khoa học xã hội thế giới. Đây là một tác phẩm ấn chứa nhiều điều thú vị về cách vận hành của tâm lý đám đông, tầm ảnh hưởng của đám đông và tâm lý của họ lên những cuộc đại biến cũng như từng thay đổi nhỏ nhất của nhân loại. Cuốn sách này được chia thành ba quyển: Quyển 1 về tâm hồn của đám đông, quyển 2 về quan điểm của đám đông, và quyển 3 là phân loại các loại đám đông. Tôi nghĩ, sở dĩ tác giả chia cuốn sách thành 3 phần là bởi đám đông cũng giống như một cá thể hoàn chỉnh chăng? Một cá thể có tâm hồn – tức là cảm tính trước hết, nhưng để duy trì sự tinh tường của bản thân hay biến mình thành kẻ mông muội thì cái đó lại cần đến sự quyết định của lý trí – mà lý trí là tập hợp của rất nhiều những quan điểm khác nhau để giữ cho một cá thể giữ vững duy lý của chính mình mà không bị chi phối nhiều bởi cảm xúc, đến cuối cùng, cá thể đó khi đã có đủ tâm hồn và lý trí sẽ hình thành một cá thể hoàn chỉnh, và khi đó, người ta mới có thể nhìn toàn diện vào cá thể và chia ra thành các loại khác nhau. Đám đông cũng như vậy.

Ở phần đám động dễ bị ám thị và cả tin, tôi đã thực hiện một số case study nho nhỏ để tự mình kiểm chứng các luận điểm Le Bon đưa ra trong phần này.

Case study 1

Leave a comment